Cô gái ấy viết rằng:
“1 người làm marketing ở Unilever, sau 3-4 năm thì cũng lên đến vị trí Brand Manager(BM) sau đó có assignment được là cho khu vực vài nước Đông Nam Á. Theo tiến độ thì có thể sau 1-2 năm nữa bạn sẽ lên Senior Brand Manager rồi Marketing Manager và nếu có thể thì lên được Marketing Director. Tại thời điểmlàm BM thì bạn này sẽ có 2 lựa chọn:
– Tiếp tục ở lại Unilever làm BM và sẽ thăng tiến dần dần, mức lương của BM thì sơ sơ cũng gần $2k/ tháng và cũng sẽ tăng dần theo thời gian (chưa tính bonus) =>tích luỹ sau 2 năm nữa cũng ít nhất phải được 500-600 triệu, sự nghiệp vẫn tiếp tục thăng tiến.
– Đi học MBA, nếu được full tuition ở trường top thì chi phí sinh hoạt cũng phải là chừng $30k (tức là 600 triệu), còn không được full mà chỉ được 50% tuition thì phải vay nợ thêm chừng $50k nữa cho 2 năm học, chưa kể các chi phí cơ hội khác trong 2 năm.
>>> tuyển sinh chương trình đào tạo mba tại việt nam
Theo bạn, người này nên đi học MBA hay không nên đi học? Chúng ta cần bắt đầu với mục tiêu 10 năm và 20 năm nữa của bạn đó là gì:
Nếu bạn đó chỉ cần cứ đều đều làm việc, vừa làm vừa enjoy life mà vẫn có thu nhập thuộc mức cao của xã hội => cứ tiếp tục ở lại làm việc. Tuy nhiên, nếu như bạn đó muốn có cơ hội làm cho những nhãn hàng lớn ở những khu vực lớn hơn, chẳng hạn như ở Mỹ hoặc ở Úc hay một nước Châu Âu nào đó thì việc đi học MBA gần như là bắt buộc để có cơ hội chuyển đổi. Một số công ty lớn có chính sách relocation tuy nhiên thường thì chỉ quanh Đông Nam Á thôi chứ chuyển sang Mỹ hay các nước phát triển khác là rất khó. Tấm bằng MBA từ một trường top của Mỹ sẽ giúp bạn đó có cơ hội cao hơn khi xin vào làm cho headquarter của công ty ở Mỹ hoặc làm những thi trường lớn hơn và quy mô lớn hơn.”
Qua ví dụ trên của cô gái, có thể thấy ngay rằng trước hết để trả lời cho câu hỏi “học MBA để làm gì, chúng ta cần xác định mục đích cụ thể khi theo đuổi MBA.
Thực tế cho thấy rằng có rất nhiều người chưa “định hình” được mục tiêu vì sao mình theo đuổi MBA. Điển hình trong số đó là những trường hợp vừa mới ra trường và trong đầu chỉ biết là cần đi học, học gì đó đều được; hay muốn học MBA để cho “bằng bạn bằng bè”, thấy mọi người đi học nên mình cũng học…
Có một sự thật là MBA không chắc chắn sẽ giúp bạn thành công, nhưng nó là công cụ hữu ích để đi đến thành công nhanh hơn, tiến gần đến mục tiêu nhanh hơn. Vì thế, hãy xác định thật rõ rang mục tiêu tương lai của mình, để cân nhắc có nên học MBA hay không.
Nhìn chung, học MBA sẽ đem lại những lợi ích sau đây:
Bỏ qua những thứ trừu tượng, suy cho cùng mọi người đi học MBA đều mang trong mình kỳ vọng sẽ thăng tiến tốt hơn, lương thưởng cao hơn. Tuy nhiên thăng tiến lên vị trí nào, lương tăng bao nhiêu % thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chứ không chỉ là tấm bằng MBA.
Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc những điểm sau đây: Nếu bạn phải vay chừng 80 – 100k USD để đi học 2 năm 1 trường top MBA ở nước ngoài, sau đó bạn quay về Việt Nam, nếu may mắn sẽ kiếm được 1 công việc chừng 4k – 5k USD. Tính trừ thuế và trả nợ cũng mất tầm 6 – 7 năm mới xong. Trường hợp xấu hơn, bạn không kiếm được công việc với mức lương như thế, thậm chí phải bắt đầu lại như một sinh viên mới ra trường, thì đây thực sự là khó khăn và có thể coi như học MBA tại trường top nước ngoài là một tính toán sai lầm.
Học MBA trong nước là lựa chọn phù hợp với nhiều người
Do đó, với nhiều người học MBA trong nước là sự lựa chọn thông minh nhất. Các bạn có thể lấy bằng thạc sĩ mà không bỏ dở công việc đang làm, không mất quá nhiều chi phí cho tấm bằng nếu biết chọn trường phù hợp. Hiện nay, có rất nhiều trường đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh, nên học viên cũng có nhiều lựa chọn hơn. Tuy nhiên, không phải trường nào cũng có mức học phí dễ chịu, thông thường đều dao động trên dưới 100 triệu VNĐ. Nếu kinh tế khó khăn, các bạn có thể cân nhắc học tại Đại học công nghệ Đông Á, đây là một trong những trường đào tạo cấp bằng chính quy có mức chi phí tiết kiệm nhất hiện nay, chỉ 19 triệu/năm.
Theo thống kế, trung bình khoảng 50 – 70% sinh viên, học viên đổi ngành sau khi học MBA. Việc được đào tạo bởi một cơ sở chất lượng, với nhiều hội thảo, thảo luận, nhiều kiến thức thực tế sẽ cho bạn kinh nghiệm làm việc thực tiễn, giúp xin việc cũng như làm việc dễ dàng hơn. Tất nhiên, việc học MBA không đảm bảo chắc chắn bạn sẽ đổi ngành như ý, bởi nó còn phụ thuộc vào lĩnh vực bạn muốn làm việc, công ty bạn muốn xin vào làm việc và network của bạn.
Rất hiếm hoi khi có người trả lời rằng “Để có thêm kiến thức” khi được hỏi câu “học MBA để làm gì”. Hiếm nhưng không phải là không có. Với nhiều bạn không có background về kinh doanh thì việc các bạn chọn theo học MBA là 1 cách để tiếp cận với kiến thức về marketing, quản trị, điều hành,… Đa số các chương trình đào tạo MBA đều rất chú trọng rèn luyện kỹ năng mềm, do đó cho dù kiến thức bạn tiếp thu được bao nhiêu thì ít nhất bạn cũng được rèn luyện những kỹ năng rất cần thiết cho cuộc sống.
Sau bao năm tháng miệt mài đi làm, bỗng 1 ngày bạn nhận ra mình đang sống 1 cuộc sống đơn điệu, đi vào lối mòn, bạn thèm được trở lại thời sinh viên, thèm được đi học. Lúc này, lựa chọn 1 khóa học MBA cũng là một quyết định thú vị. Tại môi trường lớp học, các bạn sẽ được mở rộng mối quan hệ, tiếp thu các kiến thức mới, tham gia các buổi thảo luận, hội thảo, từ đó cuộc sống sôi động và trở nên có ý nghĩa hơn.
Nếu bạn đang quan tâm tới một chương trình MBA hoặc còn nhiều thắc mắc chưa được giải đáp về lĩnh vực này cũng như khóa học mba để làm gì, hãy liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi sẽ giúp bạn HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ.
Nguồn: Báo Phụ nữ
13:47 27-12-2017
11:50 11-10-2016
15:23 14-12-2017
09:38 25-12-2017
09:55 02-01-2018
Bình luân