Theo hướng dẫn vệ sinh bếp từđúng quy cách từ nhà sản xuất, bạn cần làm sạch cả mặt bếp, khung bếp, thân bếp thậm chí cả dây cắm điện nếu muốn bếp luôn bền đẹp, ít xảy ra hỏng hóc và các sự cố không mong muốn.
Mặt bếp chính là bộ phận cần được vệ sinh thường xuyên và cẩn thận nhất. Dù được làm bằng kính cao cấp tuy nhiên mặt bếp vẫn có thể bị xây xước nếu bạn không biết cách làm sạch. Lưu ý đầu tiên trong hướng dẫn vệ sinh bếp từ chính là tuyệt đối không được dùng dao lam, miếng giẻ sắt hoặc các chất tẩy rửa mạnh. Bạn hoàn toàn có thể tự pha chế các loại dung dịch vệ sinh mặt bếp từ các nguyên liệu sẵn có mà rất hiệu quả.
Tính axit nhẹ của nước cốt chanh có thể làm sạch được một số vết bẩn, dầu mỡ trên mặt bếp từ. Chỉ cần pha nước chanh với nước ấm với tỉ lệ 1:1, sau đó dùng khăn ẩm thấm dung dịch này rồi lau nhẹ lên bề mặt bếp. Cuối cùng lau sạch cùng khăn ngâm nước sạch là đủ.
Nếu không có nước chanh bạn cũng có thể dùng giấm trắng, pha loãng với nước theo tỉ lệ 1:1 tương tự như nước chanh.
Có thể bạn sẽ bất ngờ nhưng nước cơm là chất tẩy rửa rất tốt lại lành tính, rất được khuyên dùng trong hướng dẫn vệ sinh bếp từ. Bạn chắt lấy nước cơm khi cơm đang sôi, có thể lấy cả phần bọt. Dùng khăn mềm, vải mềm thấm nước cơm vừa được chắt ra, thoa 1 lớp lên bề mặt bếp từ trong khoảng 3-5 phút, nước cơm sẽ hút các dầu mỡ có trên mặt bếp. Sau đó lấy vải mềm lau lại cho thật sạch.
Banking soda cũng là chất được sử dụng để làm sạch rất nhiều thiết bị như máy hút mùi,bếp từ. Bạn pha bột banking soda vào nước với tỉ lê 2:1 rồi đổ lên bề mặt bếp, giữ nguyên trong khoảng 15 phút rồi dùng khăn mềm lau lại.
Ngoài 3 dung dịch này bạn có thể dùng chất tẩy rửa chuyên dụng để làm sạch bề mặt bếp. Bạn có thể tham khảo kỹ hướng dẫn vệ sinh bếp từ đi kèm để lựa chọn chính các loại chất tẩy rửa phù hợp cho chiếc bếp của mình.
Với các vết bẩn cứng đầu, vết dầu mỡ tích tụ lâu ngày khó tẩy rửa thì bạn dùng dao chuyên dụng để cạo các lớp bẩn trên mặt kính. Tuy nhiên bạn không được cạo bằng các cạnh của dao, thay vào đó cầm dao ở góc nghiêng 30-40 độ so với bếp, thao tác nhẹ nhàng để ko làm xước bề mặt bếp.
Thân bếp cũng là nơi tích tụ bụi bặm, dầu mỡ trong quá trình nấu nướng vì thế cần được lau sạch bằng khăn ẩm sau đó lau lại với khăn khô.
Bộ phận quan trọng nhất ở thân bếp chính là khe tỏa nhiệt, giúp giải tỏa lượng nhiệ tỏa ra trong khi nấu, bạn có thể dùng cọ nhỏ hoặc bàn chải mềm loại bỏ sạch bụi bẩn bám trên các góc, cạnh, khe. Khe tỏa nhiệt không được làm sạch lâu ngày có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn ở khu vực này, ảnh hưởng đến hoạt động của bếp.
Dây cắm điện cũng có thể bị bám bụi, bẩn, dầu mỡ có thể gây nhiễm điện hoặc chập cháy, cần được lau sạch với khăn khô, tuyệt đối không được dùng khăn ẩm, đặc biệt ở các chân cắm nơi tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện.
Theo hướng dẫn vệ sinh bếp từ, bạn nên làm sạch bếp – nhất là khu vực mặt bếp hàng ngày, không nên để các chất bẩn tích tụ lâu ngày sẽ rất khó làm sạch hơn. Nên để khoảng 15-20 phút sau khi nấu ăn để vệ sinh bếp để bếp luôn sạch bóng, không bị xước giúp gian bếp thêm gọn gang, tiện nghi hơn.
Xem thêm: Một số lưu ý không được quên khi sử dụng bếp từ!
13:47 27-12-2017
11:50 11-10-2016
15:23 14-12-2017
09:38 25-12-2017
09:55 02-01-2018
Bình luân